....My life ...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

....My life ...

Tất cả mọi điều đều có thể thực hiện
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đại học Việt Nam đang đứng ở đâu

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 203
Join date : 25/02/2008
Age : 32

Đại học Việt Nam đang đứng ở đâu Empty
Bài gửiTiêu đề: Đại học Việt Nam đang đứng ở đâu   Đại học Việt Nam đang đứng ở đâu I_icon_minitimeMon Mar 03, 2008 12:12 pm

Sinh viên khoa Nông học - trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội thực hành thí nghiệm.

(HNM) - Bộ Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) vừa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có một đại học (ĐH) Việt Nam được xếp hạng trong 200 ĐH hàng đầu của thế giới và một số trường trong tốp 500. “Ngưỡng” ấy không dễ đạt được nếu nền giáo dục (GD) ĐH nước nhà vẫn luẩn quẩn quanh những câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” mà chưa được tháo gỡ...



Tại hội nghị toàn quốc về chất lượng GDĐH tổ chức gần đây, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã thừa nhận nguy cơ tiềm ẩn của cả nền GDĐH khi hệ thống này hiện chưa đáp ứng được trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. GDĐH đang “đi trên dây” khi sinh viên đào tạo ra ngày càng nhiều nhưng chất lượng luôn bị nghi ngờ... Ngay cả những trường có truyền thống, được đầu tư mạnh cũng chưa sánh được với tốp đầu các trường trong khu vực.



Báo cáo phát triển mới nhất của Ngân hàng Thế giới cho thấy, trong năm 2006, hai trung tâm đào tạo, khoa học lớn nhất cả nước là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP HCM có 34 công trình khoa học được công bố và lọt vào danh sách của Viện thông tin khoa học Mỹ. Trong khi đó, các giáo sư và sinh viên của ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) có gần 3000 công trình được công bố; ĐH Quốc gia Xơ-un (Hàn Quốc) có 4.556 ấn phẩm khoa học. Rõ ràng những thống kê ấy đủ để nhiều người phải giật mình và thấy rằng hệ thống GDĐH nước nhà đang tụt hậu thế nào.



Trong hàng trăm nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ có cả lỗi từ nguyên nhân quản lý đang... “rối như tơ vò” hiện nay. Bởi theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long, quản lý Nhà nước về GDĐH không thống nhất, manh mún. Bộ GD-ĐT chỉ trực tiếp quản gần 30% số trường, 40% số trường thuộc các bộ, ngành nhưng ở đó lại không có bộ phận chuyên trách, không nắm vững các văn bản pháp quy, can thiệp sâu vào hoạt động của các trường, sa vào sự vụ, chồng chéo và phiền hà cho hoạt động của cơ sở. Các địa phương quản lý khoảng 30% số trường nhưng có nhiều sở, ngành cùng tham gia chỉ đạo. Sự phối hợp giữa bộ, ngành và địa phương còn quá lỏng lẻo... Các văn bản pháp quy bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường còn thiếu.



Tháng 5-2007, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường cung cấp thông tin về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, nhưng mới chỉ có 25 trường có số liệu về tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo sau 1 năm ra trường. Một số trường đạt tỉ lệ rất cao gồm: ĐH Y dược TP HCM đạt 100%, ĐH Ngoại thương (98%), ĐH Mĩ thuật (97%)...

Nguồn: Bộ GD-ĐT

Chất lượng GDĐH chưa đạt yêu cầu vì nó chưa được coi là mục tiêu cao nhất do thiếu sự tham gia của người sử dụng lao động. Chương trình đào tạo không đạt chuẩn cũng chẳng chết ai, vẫn đều đều nhận chỉ tiêu tuyển mới hàng năm và kinh phí cũng cứ thế “chảy” về... PGS-TS Philip Doughty, trưởng bộ môn Phát triển và đánh giá thiết kế giảng dạy (ĐH Syracuse - Mỹ) sau chuyến khảo sát tại một số trường ĐH Việt Nam cho biết: Các môn học và chương trình đào tạo được thiết kế mà không dựa trên những mong đợi rõ ràng về kết quả học tập của sinh viên ở “đầu ra”. Trong khi đó, sự chuẩn bị về học thuật cho các giảng viên còn thấp. Giảng viên làm việc quá nhiều mà lương lại thấp dẫn đến việc thiếu thời gian cần thiết để chuẩn bị giáo án, tiếp xúc với sinh viên và nghiên cứu...



Nhiều năm qua, Nhà nước và nhân dân đã đầu tư không ít cho GDĐH, nhưng chưa đủ. Gần đây, Bộ GD-ĐT đã có nhiều động thái mới với mục tiêu nâng cao chất lượng GDĐH: đào tạo 2 vạn tiến sĩ cho các trường ĐH, xây dựng khung chương trình thống nhất, đào tạo theo nhu cầu xã hội, cho sinh viên vay tiền đi học... Với sự giúp đỡ của nước ngoài, trong năm 2008, dự kiến sẽ có 2 trường ĐH mới bắt đầu hoạt động: ĐH Việt Đức (hợp tác giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Nghiên cứu và nghệ thuật bang Hessen - Đức) và ĐH Khoa học - Công nghệ Hà Nội. Hai trường này sẽ được đầu tư mạnh cả về vật chất và con người, giảng dạy theo các chương trình tiên tiến nhất để có thể đào tạo được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao... Hi vọng là thế nhưng chặng đường trước mắt đòi hỏi cả một nỗ lực lớn, trước hết là phải “cắt đuôi” được cơ chế ăn sâu vào gốc rễ nền GD nước nhà: Trông chờ vào Nhà nước...



GDĐH Việt Nam chưa thể so sánh và cạnh tranh được với các nước khu vực và thế giới. Nhưng cứ theo đà phát triển này thì biết bao giờ nước ta mới rút ngắn được khoảng cách giữa ĐH trong nước và các nước trong khu vực ?
Về Đầu Trang Go down
https://teen9x.1forum.biz
 
Đại học Việt Nam đang đứng ở đâu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
....My life ... :: Teen... :: Bản tin Teen-
Chuyển đến